Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Làm “cư dân mạng” khổ lắm, chẳng sướng gì đâu

Lướt facebook cả ngày, tham gia diễn đàn, dành thời gian trên mạng xã hội nhiều hơn và cũng từ đó, dân mạng khổ nhiều hơn là sướng .

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ bùng nổ với rất, rất nhiều dịch vụ Internet phục vụ nhu cầu của con người. Từ ngày facebook và các mạng xã hội ra đời, không khó để nhận thấy sức hút của dịch vụ ảo này và thời gian chúng ta dành cho chúng ngày càng nhiều. Dần dần mỗi một người dùng trở thành một “cư dân mạng” trong một xã hội ảo từ bao giờ không hay.
Sống trong xã hội nào cũng vậy, luôn có những sự thuận lợi và khó khăn song hành. Dưới đây là tổng hợp 10 “căn bệnh” của cộng đồng mạng mà chúng ta ít nhiều mắc phải trong quá trình sử dụng.

Làm “cư dân mạng” khổ lắm, chẳng sướng gì đâu

1. Đăng tải trạng thái theo tâm trạng cảm xúc, và khi đăng xong là… ngồi chờ có người bấm like. Hôm nào “like” trên 50 thì vui như trẩy hội. Hôm nào lác đác vài ba cái “like” thì ca liền bài ca “Không còn ai quan tâm đến tôi nữa rồi, chắc phải dọn dẹp lại danh sách bạn bè thôi!"
2. Trước khi ăn là phải chụp hình, muốn chụp hình đẹp thì phải nhiều sắc màu. Vì vậy, đi ăn phải kêu những món màu sắc để chụp hình đăng lên trang cá nhân thật đẹp – dù cho là món đó không hề hợp khẩu vị của mình.



3. Phân tích hành vi người dùng Facebook cực chuyên nghiệp, thậm chí tính ra được đăng tải trạng thái lúc nào sẽ nhiều người like, lúc nào thì cần post hình, khi nào thì cần “lảm nhảm vài câu” đầy triết lí.

4. Muốn đăng tải ảnh - phải có đầy đủ công cụ chỉnh sửa ảnh và có thể thao tác thuần thục đến mức nâng bao nhiêu mức là đủ sáng da, làm bao nhiêu bước là da mặt mịn màng như em bé.



5. Có bất kì chuyện gì, gia đình bạn bè chưa kịp biết nhưng hàng chục, hàng trăm người theo dõi trên Facebook, Instagram,… đều có thể biết tường tận từ nguyên nhân, hành trình đế kết quả câu chuyện “tai nạn” đó như thế nào.

6. Thực hiện phương châm “hãy là một người có tri thức” bằng cách đọc bất kì câu nào đó sâu sắc đầy giá trị nhân văn, liền tay thực hiện công thức “sao chép – dán” và đăng lên facebook



1. Đăng tải trạng thái theo tâm trạng cảm xúc, và khi đăng xong là… ngồi chờ có người bấm like. Hôm nào “like” trên 50 thì vui như trẩy hội. Hôm nào lác đác vài ba cái “like” thì ca liền bài ca “Không còn ai quan tâm đến tôi nữa rồi, chắc phải dọn dẹp lại danh sách bạn bè thôi!"
2. Trước khi ăn là phải chụp hình, muốn chụp hình đẹp thì phải nhiều sắc màu. Vì vậy, đi ăn phải kêu những món màu sắc để chụp hình đăng lên trang cá nhân thật đẹp – dù cho là7. Luôn theo chủ trương “người dân làng Vũ Đại – chắc là nó chừa mình ra”, luôn dửng dưng với những chuyện gặp ngoài đường, nhưng bất kì một câu chuyện nóng bỏng nào đó trên “cộng đồng mạng” là đem về chia sẻ lên trang cá nhân, kèm theo vài ba câu bình luận “thật là quá thất vọng với con người ngày nay”.
8. Làm một con nghiện của thế giới ảo, thì số lượng theo dõi trên fanpage chính là điều làm hao tổn nhiều tâm sức nhất. Chỉ cần số lượng followers/subcribers tăng đến những con số đẹp thì cứ gọi là rần rần lên.
9. Sự thật là các bạn trẻ nghiện sống ảo thường ít chủ động kết bạn hay tự mình “subcribe” người khác. Người ta add mình thì cứ thoải mái chấp nhận nhưng để mình đi "add" người khác, thì ít nhất người đó “phải đẹp, phải hot, phải cỡ celeb” thì giá trị mới ngang nhau.món đó không hề hợp khẩu vị của mình.



10. Luôn là một người sống theo tuyên ngôn “đạp lên dư luận mà sống”, nhưng ai lỡ dại dột đụng chạm là sẵn lòng tuôn những câu chữ với lời lẽ than thở. Kèm theo đó luôn vài cú đá xoáy đối phương và tỏ ra mình rất cao thượng vì “còn nghĩ đến thể diện của bạn”, và không quên thẳng tay unfriend hoặc block luôn người ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét